VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI ĐỨC

Chia sẻ: Google

Mục lục bài viết

    Chào hỏi

    Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau. 



    văn hóa của người Đức
    Văn hóa chào hỏi


    Lời khen

    Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…

    >>> Xem thêm: Du học Đức có cần chứng minh tài chính không?

    Coi trọng phụ nữ

    Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.




    Coi trọng phụ nữ


    Đi cùng xe

    Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.

    >>> Xem thêm: Hannover - Thiên đường hội chợ

    Tính chính xác, đúng giờ



    Người Đức rất coi trọng giờ giấc

    Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.

    Làm quen

    Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét cần mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay chê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát. 

    >> Xem thêm: Lịch trình du học Đức

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    Tư vấn miễn phí Phuong Nam Education - Hotline : 1900 7060 - 028 3622 8849