Ngành giáo dục Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo cao thuộc hàng top, khối lượng trường đại học cùng với ngành học phong phú, phù hợp sở thích và yêu cầu của từng cá nhân. Thêm vào đó, chính sách miễn học phí và nhiều chương trình hỗ trợ tốt dành cho du học sinh, sinh viên đã khiến du học Đức trong những năm gần đây trở thành một trong những địa điểm du học hàng đầu dành cho các bạn trẻ. Trong bài viết này, Trung tâm tư vấn du học Đức Phuong Nam Education xin chia sẻ với các bạn những lưu ý cần thiết khi du học Đức để hành trình du học của các bạn thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Du học Đức là lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên hiện nay
Những vấn đề mà bạn cần lưu ý khi chọn du học Đức
1. Những loại hình đào tạo đại học ở Đức
Với hệ thống các trường và ngành phong phú, Đức chia hệ thống giáo dục thành những loại trường đào tạo khác nhau, trong đó có 3 nhóm đại học chính bao gồm đại học tổng hợp (Universität), đại học kỹ thuật (Technische Hochschule) và đại học chuyên ngành (Fachhochschule). Các trường đại học tổng hợp sẽ gắn liền giảng dạy với nghiên cứu theo "mô hình Humboldt" - đào sâu và rèn luyện nhân cách một cách toàn diện và khuyến khích phát triển cá tính thông qua việc đào tạo tổng quát; trường đại học kỹ thuật giảng dạy trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời dựa trên các yêu cầu của thực tế sản xuất; cuối cùng, đại học chuyên ngành cung cấp các chương trình giảng dạy nghề hoặc đào tạo sâu về chuyên ngành, cung cấp lực lượng lao động chuyên môn và lành nghề.
Ngoài ra, Đức còn có các học viện âm nhạc, mỹ thuật nổi tiếng với chất lượng đào tạo tốt trên mọi lĩnh vực chuyên môn. Theo thông tin tổng quát, hiện nay có hơn 317 trường đại học với 8,524 chương trình đào tạo đại học, 42 chương trình đào tạo tiến sĩ cùng nhiều chương trình đào tạo nghề khác. Bên cạnh các chương trình đào tạo bằng tiếng Đức, các đại học Đức còn mở rộng và toàn cầu hóa bằng việc phát triển những chương trình du học Đức bằng tiếng Anh (hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) với bằng cấp chuẩn quốc tế, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ khoa học đặc biệt dành cho du học sinh tại Đức.
2. Những tiêu chuẩn cần thiết để du học Đức
Theo hướng dẫn chung của Bộ phận kiểm tra học vấn (APS) của Đại sứ quán Đức thì APS là một bộ phận thuộc Phòng lãnh sự và thị thực của Đại sứ quán Đức. APS chịu trách nhiệm thẩm định liệu sinh viên đi du học Đức có đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để học tập tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Sau khi thẩm định, đối với sinh viên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của APS sẽ được cấp cho một chứng chỉ hoặc một giấy chứng nhận tương đương (đối với các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ và giấy chứng nhận của APS cấp là một trong những điều kiện cơ bản để được nhập học đại học tại Đức. APS chia thành:
Những người nhận được học bổng của DAAD sẽ không cần thiết phải thông qua APS
- Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (như học bổng du học Đức của DAAD hoặc từ Quỹ của một tổ chức chính trị Đức), của bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam - MOET - và được chuyên gia đến từ Đức với Đại sứ quán Đức hoặc được DAAD lựa chọn tại Việt Nam, những người sẽ sang làm luận án tiến sĩ tại trường đại học Đức, hoặc những sinh viên du học Đức trước 4/2007 mang thị thực du học không cần thiết phải thông qua APS.
- Dạng còn lại là những sinh viên Việt Nam muốn du học Đức nhưng không thuộc các nhóm: sinh viên học các ngành học thuật thuần túy (như múa, hội họa) và người đã sang Đức qua thủ tục đoàn tụ gia đình muốn đăng ký học đại học.
3. APS sẽ thẩm định gì?
APS sẽ khẳng định liệu sinh viên có nhu cầu đi du học Đức có khả năng đáp ứng những điều kiện cơ bản để nhập học bằng việc thẩm tra tính xác thực của giấy tờ mà sinh viên nộp, kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học Đức bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Mỗi cuộc phỏng vấn thường kéo dài khoảng 20 phút được tiến hành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức tùy theo nguyện vọng và khả năng của sinh viên. Chính vì thế, sinh viên đòi hỏi phải có đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn, cũng như đáp ứng được kiến thức đại học chuyên môn đã học tại Việt Nam. Đồng nghĩa với việc sinh viên đòi hỏi có trình độ căn bản vững vàng cùng với vốn từ vựng chuyên ngành ổn.
APS sẽ khẳng định liệu sinh viên có đáp ứng điều kiện cơ bản để du học tại Đức
Nếu kết quả sau cuộc thẩm tra tốt thì sinh viên sẽ nhận được đủ 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể tiếp tục làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức. Sau khi được nhận bởi trường đại học Đức và có giấy nhập học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức. Trong trường hợp cần thêm chứng chỉ, sinh viên có thể làm đơn xin cấp tại APS. Thủ tục thẩm tra của APS về cơ bản sẽ là thẩm tra hồ sơ, sau đó phỏng vấn (với thủ tục APS thông thường) và nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.
Sau khi đã có trong tay những chứng chỉ cần thiết việc tiếp theo là bạn xin học tại các trường đại học Đức. Sau khi có giấy nhập học bạn sẽ xin nộp đơn xin cấp thị thực lên Đại sứ quán và chờ phỏng vấn cấp thị thực. Các cuộc phỏng vấn diễn ra vào hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5. Thời gian nhận hồ sơ của đại sứ quán chậm nhất là ngày 15/9 hoặc 31/3. Còn đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ khi nào, không có thời hạn.
Tags: du học đức nên học ngành gì, du học đức 2019, điều kiện du học đức 2019, thủ tục du học đức, điều kiện học dự bị đại học tại đức, điều kiện đi du học đức 2018, chuẩn bị du học đức, du học tự túc tại đức