Ba câu hỏi thường gặp nhất khi du học Đức

Chia sẻ: Google

Mục lục bài viết

    Nếu có ý định đi du học Đức thì bạn nên bắt đầu chuẩn bị hành trang cho mình càng sớm càng tốt, vì tổ chức hành chính tại Đức rất khắt khe, chặt chẽ và đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định để hoàn tất các thủ tục cần thiết. Sau đây là một số câu hỏi thường hay gặp khi các sinh viên muốn đi du học Đức.
     
     
    Du học Đức
    Những câu hỏi thường gặp của các sinh viên khi du học Đức

    Những câu hỏi thường gặp khi du học Đức

    1. Thủ tục xin cấp thị thực để du học Đức như thế nào?


    - Đơn xin cấp thị thực được khai bằng tiếng Đức hay tiếng Anh. 

    - 4 ảnh mới chụp với nền trắng (Ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh vào mặt sau) 

    - Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam có chữ ký của người mang hộ chiếu.

    - Bảng tóm tắt quá trình học tập bắt đầu từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Cần phải ghi rõ cả thời gian sinh viên không đi học.
     
    - Một giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu có trong tài khoản đó là 7.020 Euro. Tài khoản ngân hàng này phải là một tài khoản giới hạn, mỗi tháng chỉ được rút tối đa 585 Euro. 
     

    - Bằng tốt nghiệp trung học phổ và giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp.

    - Giấy báo trúng tuyển của một trường đại học tại Việt Nam.

    - Giấy chứng nhận đã hoàn thành 3 học kỳ ở Việt Nam (nếu muốn học Đại học bên Đức) hoặc Giấy chứng nhận học xong 1-2 học kỳ ở Việt Nam (nếu muốn học Dự bị đại học ở Đức).

    - Giấy báo nhập học vào học ngành đã đăng ký tại một trường đại học Đức. 

    - Giấy chứng nhận về trình độ tiếng Đức của bạn.

    Tùy theo từng trường hợp sẽ phải nộp chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức bổ sung (3 tháng) trước khi vào học khóa dự bị đại học hoặc học luôn đại học kèm theo chứng nhận đã trả tiền học phí cho khóa học tiếng này. Trên đây là hồ sơ xin cấp thị thực du học Đức mà bạn cần chuẩn bị.

    2. Sinh viên quốc tế khi du học Đức có được đi làm thêm không?

     
    Đi làm thêm khi du học Đức
    Đi làm thêm khi du học Đức

    Việc lao động và kiếm việc làm của Sinh Viên tại CHLB Đức được luật pháp Đức quy định như sau:

    a. Đối với Sinh viên Đại học

    Căn cứ theo Luật Lao động và Luật Ngoại kiều Đức, Sinh viên Việt Nam muốn làm thêm kiếm tiền phải được Sở Lao động địa phương cho phép đồng thời phải được Sở Ngoại kiều đồng ý. Giấy phép Lao động đó phải được cấp trước khi du học sinh bắt đầu lao động. 

    Ngoại lệ: 

    - Nếu là sinh viên chính thức tại một Trường Đại học ở Đức, thì sẽ được miễn giấy phép lao động khi làm thêm trong vòng 90 ngày hay 180 "nửa ngày" trong năm ("nửa ngày" ở đây được hiểu tối đa 4 tiếng một ngày).

    - Nếu làm việc trong trường Đại học thì thời gian đó không được tính là 90 ngày/180 nửa ngày nhưng phải được Sở Lao động và Sở Ngoại kiều đồng ý. 

    - Thực tập: Nếu thực tập được quy định trong chương trình học trên trường thì không cần phải có Giấy phép lao động kể cả khi thực tập sinh được trả lương. Nếu kỳ thực tập không được quy định trong chương trình học đại học thì hoặc cần phải có giấy phép Lao động hoặc kỳ thực tập đó được tính vào khoảng thời gian 90 ngày/180 nửa ngày. 

    Bạn cần lưu ý những quy định về lao động đối với du học sinh
     

    b. Đối với Sinh viên Dự bị đại học

    Sinh viên theo học chương trình Dự bị đại học chỉ được phép lao động trong các kỳ nghỉ hè và đông. Cũng cần phải có Giấy phép Lao động của Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều.
     
    Lưu ý: Sinh viên theo học các khóa tiếng Đức không được phép lao động. 

    c. Mức lương làm thêm khi du học Đức
     
    Đức là một nước phát triển không có một mức lương tối thiểu, nên các du học sinh đi làm thêm có thể sẽ nhận được các khoản tiền khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu của công việc mà tiền công cho mỗi giờ làm việc có thể dao động từ 4 đến 20 Euro hoặc hơn. 
     
     
    du học Đức
    Du học Đức không hề khó

    3. Muốn vào học dự bị đại học khi du học Đức có phải thi hay không?

     
    Để được nhận vào một lớp học dự bị đại học tại Đức, các ứng viên phải trải qua một kỳ kiểm tra nhập học.

    Ở tất cả các trường có hệ dự bị đại học, đây thường là kỳ kiểm tra tiếng Đức để đảm bảo rằng bạn có thể theo học bằng tiếng Đức tại những trường này.

    Một vài trường khác còn có bài kiểm tra toán và lý, nhưng nhìn chung vẫn là những bài kiểm tra từ vựng tiếng Đức và các kiến thức cơ bản trong ngành mà bạn đăng ký theo học.

    Những bài kiểm tra mẫu bạn có thể nhận từ trường dự bị đại học mà bạn đã đăng ký.

    Nếu bạn muốn biết thêm về các thủ tục hay các thông tin chi tiết xin hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học Đức Phương Nam để được tư vấn miễn phí.
     
     
    Tags: du học đức theo diện bảo lãnh, du học chlb đức, những điều cần biết khi du học đức, độ tuổi du học đức, chuẩn bị du học đức, du học tiếng đức, du học đức hay hàn, thực trạng du học đức
    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    Tư vấn miễn phí Phuong Nam Education - Hotline : 1900 7060 - 028 3622 8849