Du học Đức cần có những giấy tờ gì?
Visa thị thực cho du học Đức
Học sinh sinh viên của EU và một số quốc gia khác không cần visa thị thực khi du học tại Đức. Vậy đối với Việt Nam mình thì các bạn du học sinh phải có visa thị thực hay không và chuẩn bị giấy tờ làm hồ sơ xin visa như thế nào?
Từ năm 2017, những bạn nào muốn xin visa Đức nhưng có hộ khẩu từ Quãng Nam đổ ra vùng miền Bắc thì sẽ xin visa ở Đại Sứ Quán Đức nằm ở Thủ Đô Hà Nội. Và từ Đà Nẵng đổ vào miền Nam sẽ phỏng vấn ở Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề các bạn học sinh - sinh viên hay những ai muốn xin visa Đức cần lưu ý.Tuy nhiên các Đơn vị đại diện này chỉ nhận những hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ. Vì vậy, để đảm bảo, các bạn cần kiểm tra toàn bộ giấy tờ của mình đầy đủ trước khi nộp lên xin visa.
Hồ sơ xin visa du học Đức
Hồ sơ xin visa du học Đức gồm 3 bộ hồ sơ. Một bộ gốc và 2 bộ photo từ bộ gốc. Mỗi bộ hồ sơ sẽ được sắp sếp theo trình từ mà Đại sứ quán yêu cầu trên hệ thống web, tiện cho việc nhân viên dễ kiểm tra hồ sơ hơn. Sau khi nộp hồ sơ xin visa xong, các bạn sẽ phải nộp lệ phí là 60 Euro và sau đó sẽ có phiếu thu. Các bạn nên giữ phiếu thu để tiện căn cứ vào thời gian trả kết quả visa.
Hiện tại lệ phí xin Visa đối với du học sinh Đức là 60 Euro. Lệ phí này là quá trình xét hồ sơ của một lần xin thị thực và không hoàn lại phí với bất kì lý do gì.
Lệ phí được thu trực tiếp tại Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức, do phòng ban nhận tiếp nhận hồ sơ và thu phí xin visa du học Đức.
Đăng ký cư trú
Nếu bạn có kế hoạch tiếp tục sống và làm việc ở Đức, bạn sẽ phải đăng ký tại cơ quan đăng ký cư trú tại địa phương mà hiện bạn đang sinh sống và công tác. Nếu bạn ở Đức trong hơn 3 tháng thì phải có được một giấy phép cư trú chính thức (trừ khu vực Kinh tế châu Âu EU và công dân các nước: Thụy Sĩ, Úc, Canada, Israel, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Hoa Hoa Kỳ).
Kể từ khi Luật Nhập cư Đức đã được giới thiệu vào năm 2005, chính phủ Đức đã có sự phân biệt giữa giấy phép thường trú và giấy phép cư trú. Bạn có thể có được một giấy phép cư trú với một trong các mục đích sau: Giáo dục, đào tạo, việc làm hấp dẫn, quốc tế, pháp luật, nhân đạo, lý do chính trị hay gia đình. Sau 5 năm, giấy phép tạm thời này có thể được thay đổi thành vĩnh viễn nếu bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu bổ sung như: Thu nhập an toàn và không có tiền án tiền sự.
Giấy phép lao động
Từ năm 2005, giấy phép cư trú cũng có thể cho phép bạn làm việc tại Đức. Nếu bạn áp dụng giấy phép này cho công việc bên ngoài nước Đức, bạn sẽ phải đi đến cơ quan địa phương, chuẩn bị những giấy tờ mà họ yêu cầu, sau đó chờ đợi được đóng dấu xác nhận.
- Nộp hộ chiếu hợp lệ cho toàn bộ thời gian để được chi tiêu ở Đức
- Nếu bạn đang đi du học, bạn cần phải có thông báo nhập học đại học hoặc xác nhận của đơn nhập học.
- Bạn phải có bằng chứng để chứng minh về nguồn lực tài chính nếu muốn đến du học Đức.
Bằng chứng về nguồn lực tài chính nếu muốn du học Đức
- Visa thị thực (không phải là visa du lịch)
Với thủ tục xin visa bạn nên chuẩn bị từ sớm để không làm lỡ việc, trung bình thì bạn sẽ mất khoảng 2 tháng để xem xét thủ tục hoặc có thể lâu hơn. Phụ huynh cần lưu ý kỹ những giấy tờ cần thiết để xin visa cho con em mình du học Đức thuận lợi.
Hồ sơ xin visa bao gồm:
- Đơn xin cấp visa, ảnh cá nhân, 3 bản Passport
- Những giấy tờ liên quan chứng tỏ trình độ của bạn đáp ứng được những yêu cầu của trường Đại học đề ra
- Giấy mời nhập học của trường Đại học
- Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức (tối thiểu trình độ B1)
- Giấy đăng ký một khóa học tiếng Đức tại Đức và hoá đơn trả tiền (Trong trường hợp nếu cần phải học một khoá tiếng Đức trước khi nhập học)
- Chứng minh tài chính: Hoặc giấy bảo lãnh tài chính nếu trường hợp bạn có thân nhân bên Đức. Hoặc Giấy tờ chứng minh đã mở một tài khoản 7.020 Euro tại Ngân hàng Đức Deutsche Bank
- Bảng tóm tắt quá trình học tập hay công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp THPT
Những hồ sơ cần thiết để xin visa du học Đức
Cũng lưu ý rằng quy định này sẽ thay đổi thường xuyên. Thông tin có thể được lấy từ các đại sứ quán Đức, cơ quan lãnh sự, cơ quan nhập cư và cơ quan đối ngoại Đức. Các tổ chức này thường quá tải với các yêu cầu nhập cư. Điều này có thể lý giải được phần nào tại sao các quan chức Đức được biết đến với sự thiếu thân thiện và đó cũng là lý do tại sao một số người nước ngoài cảm thấy bị đe dọa bởi các nhà chức trách. Nếu tình trạng pháp lý của bạn quá phức tạp, bạn hãy xem xét đến việc thuê một luật sư di trú hoặc chuyên gia đại diện cho lợi ích của bạn hoặc tư vấn cho bạn.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn khi đi du học Đức.
Tags: Chi phí du học Đức, du học Đức cần bao nhiêu tiền, các trường đại học tại Đức, Văn hóa nước Đức, du học Đức miễn phí ngành điều dưỡng.