Thông tin về APS

Chia sẻ: Google

Mục lục bài viết

    APS là gì và để làm gì?

     
    APS là một bộ phận thuộc Phòng lãnh sự và thị thực của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức, đồng thới thẩm tra các chứng chỉ học tập.

    Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện bắt buộc để được nhập học tại một trường đại học của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.

    Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công qũy của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ Quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – MOET – và được chuyên gia Đức lựa chọn ở Việt Nam, và sinh viên sang Đức du học trước ngày 30/04/2007 mang thị thực đi du học không cần thông qua APS.
     
     
    Điều kiện nhập học đại học Đức
    Điều kiện nhập học đại học Đức
     
    APS thẩm tra cái gì?
     
    APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách:
     
    - Thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
    - Kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
    - Mời sinh viên đến phỏng vấn.
     
     
    Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút (10 phút cho làm bài tập – 10 phút phỏng vấn với 2 giáo sư của các trường đại học tại Đức), sinh viên sẽ được hỏi về kiến thức trong quá trình học đại học trước đó của mình, lý do lựa chọn Đức, những sự chuẩn bị của sinh viên cho đến hiện tại. Như vậy APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có phù hợp với các chứng chỉ mà sinh viên đó đưa ra hay không.

    Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ sơ cấp lọai giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.

    Nếu kết quả thẩm tra tốt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh. Nếu cần thêm chứng chỉ sinh viên có thể làm đơn xin cấp tại APS.
     
     
    Du học sinh tại các trường đại học Đức
    Du học sinh tại các trường đại học Đức
     
    Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:
     
    1. Thẩm tra hồ sơ (các loại giấy tờ xin xem tại website của ĐSQ Đức)
    2. Phỏng vấn (chỉ đối với Thủ tục APS Thông thường)
    3. Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận
    4. Xin học tại các trường Đại học Đức
    5. Xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh (Thời gian làm thủ tục thị thực: khoảng 4 tuần)
     
    Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5. Chậm nhất là trong tháng 8 hoặc tháng 2 phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS.
    Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
     
     
    APS có các mức độ nào?
     
    Có 2 cấp: Erfolgreich (đạt) và Nicht Erfolg (không đạt). Trong Erfolgreich chia làm 5 cấp:
     
    + Sehr gute Kenntnisse (Very Good Knowledge)
    + Gute Kenntnisse (Good knowledge)
    + Befriedigen Kenntnisse (Satisfactory Knowledge)
    + Geringe Kenntnisse (Limited Knowledge)
    + Sehr Geringe Kenntnisse (Very Limited Knowledge)
     
    Nói chung nếu muốn chọn trường ổn thì nên đạt mức Befriedigen hoặc Gute trở lên.
     
     
    Du học Đức
    Du học Đức
     
    Kinh nghiệm ôn thi APS
     
    Thi APS có 2 phần: một bài tập liên quan đến chuyên ngành của mình, làm trong tầm 10 phút, sau đó sẽ là phần phỏng vấn. Thật xấu hổ là mình hoàn toàn không chuẩn bị gì. Lý do căn bản là đã nhận admission của một trường mình thích tại Bỉ nên đợt thi APS này chỉ coi là thi để cọ xát (vì đã nộp tiền trước khi được báo nhận admission của trường bên Bỉ). Tuy nhiên, một số kinh nghiệm của bạn bè mình đối với việc thi APS sau khi tốt nghiệp cử nhân:

    Ôn thi các môn có trong bảng điểm (tầm 50 môn), tập trung vào các môn chuyên ngành, cơ sở ngành. Chủ yếu sử dụng google và Wikipedia để học thuật ngữ, khái niệm…Một số công thức quan trọng cần phải nhớ, ví dụ trong Finance thì cần chú trọng đến các công thức của Tài trợ dự án, Phân tích tài chính doanh nghiệp và Quản trị ngân hàng.

    Nhiều khả năng các giáo sư sẽ nhìn vào môn thấp nhất và cao nhất của bảng điểm của mình để hỏi. Hãy chuẩn bị sẵn các câu trả lời cho các câu hỏi chung chung:
     
    - Introduce yourself, your family, your previous study…
    - Why you choose Germany?
    - How can you find enough financial means for your study?
    - Which university have you chosen? What do you know about it?
     
     
    Tags: chị giang aps, thẩm tra aps 2018, mẫu đơn aps, thi aps ở tphcm, testas là gì, daad, testas và aps, aps gun
    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    Tư vấn miễn phí Phuong Nam Education - Hotline : 1900 7060 - 028 3622 8849